Chống thấm sàn mái bê tông vào mùa mưa - Vấn đề chưa bao giờ cũ

22/05/2024

Hầu hết các chủ nhà sau khoảng thời gian sống chung với thấm dột thì mới bắt đầu chủ động tìm hiểu nguyên nhân và tiến hành khắc phục. Đây được gọi là đi ngược với quy trình "đợi có bệnh  mới ngừa", hoặc có thể nói việc lựa chọn vật liệu và thi công chống thấm chưa được kỹ càng. Đặc biệt là mái nhà, chỉ khi trải qua tình trạng thấm dột suốt mùa mưa, gia chủ mới hiểu rõ tầm quan trọng của việc chống thấm mái nhà. 

Chống thấm mái nhà quan trọng như thế nào?

Mùa mưa thường là thời điểm mái nhà phải đối mặt với áp lực cao từ nước mưa và nếu không được chống thấm đúng cách, mái nhà sẽ dễ dàng bị thấm nước. Tình trạng thấm mái nhà không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến công trình mau xuống cấp, gây hư hại cho các kết cấu khác của ngôi nhà. 

Ngoài ra, tình trạng thấm còn dễ dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với các đường dây điện đi âm tường, hoặc ảnh hưởng sức khoẻ gia đình do không gian ẩm thấp tạo điều kiện sinh sôi nấm mốc, côn trùng mang mầm bệnh. Dẫu nguy hiểm là thế nhưng với đặc thù khó kiểm định sau thi công, hiệu quả của công tác chống thấm chỉ có thể kiểm chứng qua vài mùa mưa. 

undefined

Mái nhà thấm tại vì đâu?

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mái nhà bị thấm nước vào mùa mưa là do lỗi trong quá trình thi công. Việc sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng, hoặc thậm chí là thi công không đúng kỹ thuật có thể tạo ra những khe hở, lỗ hổng trên bề mặt mái, từ đó dẫn đến việc nước mưa có thể xâm nhập vào nhà dễ dàng.

Nguyên nhân tiếp theo là sau một thời gian sử dụng, mái nhà dần trải qua quá trình hao mòn do tác động của môi trường, đặc biệt là ở những khu vực thường xuyên phải đối mặt với mưa lớn. Các lớp vật liệu chống thấm có thể bị giảm chức năng và nứt nẻ. Để ngăn chặn tình trạng này, việc đảm bảo mái nhà được chống thấm đúng cách trở nên cực kỳ quan trọng.

Chống thấm mái nhà hiệu quả bằng cách nào?

Để ngăn chặn tình trạng mái nhà bị thấm nước vào mùa mưa, việc chọn lựa vật liệu và phương pháp thi công đúng kỹ thuật phù hợp với từng loại mái nhà là rất quan trọng. Việc sử dụng các loại vật liệu chống thấm chất lượng cao và tuân thủ đúng các quy trình thi công sẽ giúp bảo vệ mái nhà khỏi sự xâm nhập của nước mưa. Đặc biệt là đối với sàn mái bê tông, việc chống thấm cần nhiều công đoạn chuẩn bị kỹ càng và và chuyên môn cao trong thi công. 

undefined

1. Chống thấm sàn mái bê tông mới

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt thi công

Vệ sinh bề mặt thi công sạch sẽ, rắn chắc và không có các chất bẩn. Bề mặt phải mịn và không có các vết rỗ, không lồi lõm, các khuyết tật. Bề mặt không được bám sữa xi măng, nếu có phải loại bỏ bằng cách cạo hoặc bằng máy băm cho đến lớp bê tông rắn chắc. 

Xử lý bề mặt bê tông rỗ và khuyết tật (nếu có) bằng vữa bù co ngót LeafSeal BC010 hoặc vữa sữa chữa LeafSeal BC014.

  • Bước 2: Tiến hành quét lớp lót và lớp chống thấm 

Ở các vị trí góc cần vát góc trước khi quét chống thấm bằng vữa latex với Chất chống thấm dạng lỏng và kết nối - LeafSeal Latex AD655 trộn  với nước, cát và xi măng theo tỷ lệ thích hợp. Vị trí cổ ống cần kiểm tra kỹ và điền đầy bằng LeafSeal BC010. 

Sau khi các lớp này khô thoáng, tiến hành quét lớp lót LeafSeal UP100 và phủ tiếp 2 lớp Chất lỏng chống thấm tạo màng Polyurethane - LeafSeal WP610. Mỗi lớp khi quét/phun cần liên tục không ngắt quãng, lớp thứ 2 cần thi công sau lớp thứ nhất trong vòng 4-8 giờ. 

  • Bước 3: Hoàn thiện

Hoàn thiện việc chống thấm bằng bằng lớp bê tông đá mi để bảo vệ màng chống thấm. Hoặc quét thêm lớp thứ 3 để ép các thạch anh sạch liên kết với lớp vữa bảo vệ. 

* Lưu ý trước khi chống thấm lại cho mái nhà, bạn nên kiểm tra hệ thống thoát nước trên mái nhà, các bộ phận ống nước và ống thoát nước, đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả và không có vết nứt hay rò rỉ. 

2. Chống thấm sàn mái bê tông cũ

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt thi công

Để tăng độ bám dính cho vật liệu chống thấm trần nhà. Việc loại bỏ mọi bụi bẩn và ẩm mốc là điều cần chú ý. Bởi nó có ảnh hưởng tới chất lượng cho các công đoạn phía sau. 

Đối với các trần nhà bị ngấm nước nghiêm trọng, cần phá bỏ lớp vữa cũ bằng dụng cụ chuyên dụng, tạo rãnh khe để thoát hết hơi ẩm còn lại. Đây cũng chính là sự khác biệt giữa chống thấm công trình mới và chống thấm cho nhà cũ. 

  • Bước 2: Tiến hành quét lớp lót và lớp chống thấm 

Ở các vị trí góc cần vát góc trước khi quét chống thấm bằng vữa latex với Chất chống thấm dạng lỏng và kết nối - LeafSeal Latex AD655 trộn với nước, cát và xi măng theo tỷ lệ thích hợp. Vị trí cổ ống cần kiểm tra kỹ và điền đầy bằng LeafSeal BC010.

Sau khi các lớp này khô thoáng, tiến hành quét lớp lót LeafSeal UP100 và phủ tiếp 2 lớp Chất lỏng chống thấm tạo màng Polyurethane - LeafSeal WP610. Mỗi lớp khi quét/phun cần liên tục không ngắt quãng, lớp thứ 2 cần thi công sau lớp thứ nhất trong vòng 4-8 giờ.

  • Bước 3: Hoàn thiện

Hoàn thiện việc chống thấm bằng lớp bê tông đá mi để bảo vệ màng chống thấm. Hoặc quét thêm lớp thứ 3 để ép các thạch anh sạch liên kết với lớp vữa bảo vệ. 

* Lưu ý trước khi chống thấm lại cho mái nhà, bạn nên kiểm tra hệ thống thoát nước trên mái nhà, các bộ phận ống nước và ống thoát nước, đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả và không có vết nứt hay rò rỉ. 

Từ đó cho thấy, việc chú trọng vào lựa chọn vật liệu và hóa chất chống thấm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mái nhà khỏi các tác nhân gây hư hại. Hãy lựa chọn LeafSeal cho công trình của bạn với tiêu chí chất lượng, giá đúng và thân thiện với môi trường. Tham khảo thêm các sản phẩm chống thấm của LeafSeal tại: https://leafseal.vn/vi/san-pham