Mùa mưa lũ đã qua, nhưng hậu quả thấm nước vẫn còn để lại nhiều vấn đề nghiêm trọng, đòi hỏi thời gian và chi phí khắc phục lớn. Để tránh những gánh nặng này, giải pháp chống thấm cần được triển khai ngay từ giai đoạn xây dựng ban đầu.
Vậy khi thi công cần lưu ý gì? Khu vực nào dễ thấm nước và cần được đặc biệt chú ý? Đâu là sản phẩm chống thấm phù hợp nhất cho từng hạng mục? Hãy cùng LeafSeal tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Những vấn đề cần lưu ý ngay khi bắt đầu thi công chống thấm, giúp bảo vệ ngôi nhà bền vững:
Để đảm bảo công trình không bị ảnh hưởng bởi nước thấm trong mùa mưa lũ và duy trì sự bền vững, việc lựa chọn giải pháp chống thấm phù hợp ngay từ ban đầu là rất quan trọng. Dưới đây là những điểm cần lưu ý khi thi công chống thấm:
- Hệ thống thoát nước: Với nguy cơ nước đọng cao, cần thiết kế hệ thống thoát nước đạt chuẩn, đảm bảo khả năng thoát nước nhanh chóng và hiệu quả.
- Chống chịu áp lực nước: Áp lực nước gia tăng và môi trường ẩm kéo dài có thể ăn mòn vật liệu, làm trầm trọng các vết nứt. Do đó, cần sử dụng lớp chống thấm bền bỉ, có khả năng co giãn và chịu được áp lực nước cao.
- Ngăn ngừa nấm mốc: Môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để nấm mốc phát triển. Chọn lớp chống thấm kháng nước, kết hợp với phụ gia có khả năng hạn chế sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn.
Ảnh hưởng mưa lũ tại khu vực miền Trung Việt Nam
Chuẩn bị các giải pháp chống thấm ở các khu vực quan trọng, chủ động ứng phó với mùa mưa lũ và nước nổi:
Để bảo vệ công trình khỏi thiệt hại do nước và độ ẩm trong mùa mưa lũ, việc thực hiện các biện pháp chống thấm kỹ lưỡng cho các khu vực dễ bị ảnh hưởng là rất quan trọng. Dưới đây là những khu vực cần được đặc biệt chú trọng ngay từ khi thi công:
Chống thấm tường ngoài
Tường ngoài thường xuyên tiếp xúc với nước mưa vì vậy cần được chống thấm bằng các phương pháp hiệu quả để ngăn nước xâm nhập vào bên trong công trình. Các giải pháp phổ biến bao gồm:
- Sơn chống thấm: Phủ lớp sơn chống thấm giúp ngăn chặn nước mưa thấm qua bề mặt tường.
- Vữa chống thấm: Sử dụng vữa chống thấm khi xây hoặc trát tường giúp ngăn nước từ lớp kết cấu bên dưới và hạn chế thấm qua khe nứt.
- Màng chống thấm: Áp dụng màng chống thấm gốc xi măng polymer hoặc PU (Polyurethane) bảo vệ tường ngoài trời hiệu quả, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Dung dịch thẩm thấu: Các dung dịch chống thấm gốc silicate hoặc silane thẩm thấu sâu vào tường, tạo lớp màng bảo vệ bên trong.
Chống thấm tầng hầm
Tầng hầm thường chịu áp lực nước ngầm, gây nguy cơ thấm ngược. Sử dụng các sản phẩm như LeafSeal PU 610 (Gốc PU) hoặc LeafSeal Flex 501 (Gốc xi măng) để chống thấm mặt ngoài vách hầm, hạn chế hư hại cho nền móng.
Chống thấm ban công
Ban công là khu vực thường tiếp xúc trực tiếp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và chịu tác động của rễ cây. Sử dụng LeafSeal PU tạo lớp màng chống thấm linh hoạt và bền bỉ, bảo vệ ban công, ngăn thấm và lan ra các khu vực tầng dưới. Cũng cần đảm bảo bảo hệ thống thoát nước đạt chuẩn và độ dốc ban công phù hợp, giúp thoát nước nhanh chóng.
Chống thấm gốc PU một thành phần ứng dụng cho chống thấm ban công
Liên hệ hotline LeafSeal 090 2324 590 để được tư vấn chi tiết các sản phẩm và giải pháp chống thấm toàn diện, đáp ứng mọi yêu cầu cho công trình của bạn.