Nên chọn màng chống thấm gốc xi măng hay polyurethane cho vách ngoài tầng hầm? Gợi ý từ chuyên gia chống thấm uy tín

13/02/2025

Vách ngoài tầng hầm, khu vực thường xuyên chịu áp lực nước từ đất và nước ngầm, đòi hỏi lớp chống thấm bền bỉ. Việc lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp không chỉ giúp bảo vệ kết cấu vững chắc mà còn tiết kiệm chi phí sửa chữa trong tương lai. Vậy nên chọn màng chống thấm gốc xi măng hay polyurethane? Đâu là giải pháp hiệu quả trong môi trường ẩm ướt lâu dài?

Đặc điểm của vách ngoài tầng hầm, cần lưu ý trước khi thi công chống thấm

  • Chịu áp lực nước ngầm và địa chất: Vách ngoài tầng hầm thường phải đối mặt với áp lực nước ngầm lớn, đặc biệt trong những khu vực có điều kiện địa chất phức tạp. Để đối phó với tình trạng này, lớp chống thấm cần có độ dẻo dai và linh hoạt, giúp chịu được sự thay đổi của môi trường, từ đó bảo vệ kết cấu vững chắc.
  • Môi trường ẩm lâu dài:Vách ngoài tầng hầm luôn trong trạng thái ẩm ướt, vì vậy lớp chống thấm phải có khả năng bền bỉ, ngăn ngừa hiệu quả hiện tượng thấm ngược và sự xâm nhập của nước từ môi trường bên ngoài. Sự liên tục của độ ẩm đòi hỏi vật liệu chống thấm phải có khả năng kháng mài mòn và không bị suy giảm hiệu quả theo thời gian. 
  • Khó sửa chữa và chi phí cao: Do vị trí thường khuất, phức tạp, nên khi xảy ra sự cố, việc sửa chữa sẽ rất khó khăn và tốn kém. Chính vì vậy, việc lựa chọn giải pháp chống thấm tối ưu ngay từ đầu là rất quan trọng, giúp giảm thiểu rủi ro và chi phí sửa chữa lâu dài.

Đối với khu vực đặc thù này, màng chống thấm gốc xi măng và gốc polyurethane là vật liệu phổ biến nhất. 

So sánh hai lớp màng chống thấm gốc xi măng và polyurethane 

 

Màng chống thấm gốc xi măng – Giải pháp hiệu quả kinh tế 

Màng chống thấm polyurethane – Giải pháp bền bỉ, linh hoạt 

Ưu điểm

Khả năng bám dính tốt, phù hợp bề mặt bê tông và vữa xây

Độ đàn hồi cao, co giãn theo chuyển động của kết cấu, phù hợp với bề mặt chịu lực

Giá thành hợp lý, dễ thi công.

Chịu được biến đổi nhiệt độ và môi trường khắc nghiệt bên ngoài.

Nhược điểm

Dễ nứt gãy ở những nơi có chuyển động mạnh.

Giá thành cao hơn, phù hợp với công trình trung bình - cao cấp

Không phù hợp với khu vực ngoài trời. 

Yêu cầu thi công tỉ mỉ, đúng kỹ thuật, và cần đội ngũ chuyên nghiệp.

Tòa nhà T&T Long HậuGợi ý lựa chọn từ LeafSeal - chuyên gia cung ứng sản phẩm và giải pháp thi công chống thấm tại thị trường Việt Nam

Tùy theo quy mô và ngân sách để đưa ra giải pháp thích hợp:

Đối với công trình nhỏ, dân dụng hoặc cần tối ưu chi phí:

  • Sử dụng màng chống thấm gốc xi măng, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa phù hợp với các tầng hầm lưu trữ hay sinh hoạt, nơi ít chịu áp lực cao, chuyển động mạnh. 
  • Sản phẩm gợi ý: Hợp chất chống thấm hai thành phần gốc xi măng LeafSeal Flex 501, dễ thi công, độ bền cao.

Đối với công trình lớn, chịu áp lực nước cao và chuyển động thường xuyên:

  • Sử dụng màng chống thấm gốc polyurethane (PU) với độ dẻo dai và linh hoạt, lý tưởng cho khu vực chịu tải nặng như hầm xe, hầm kỹ thuật, hoặc hầm nông nghiệp.
  • Sản phẩm gợi ý: LeafSeal PU 610- giải pháp chống thấm gốc PU đàn hồi cao, chịu được áp lực nước lớn và chuyển động rung lắc thường xuyên.

Tòa nhà văn phòng Betrimex

LeafSeal cung cấp giải pháp chống thấm cho tòa nhà văn phòng Betrimex - công trình có hầm sâu nhất khu vực Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Hãy liên hệ với LeafSeal tại hotline 090 2324 590 để được tư vấn giải pháp chống thấm toàn diện cho công trình.