Sau khi xây nhà còn dư ít bột trát hoàn thiện bề mặt, anh A tiện tay dùng bột trét kín vết nứt gãy trên tường. Giải pháp này nhanh gọn nhưng có hiệu quả dài lâu, hay gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình không? Cùng LeafSeal tìm hiểu giải pháp tối ưu trong bài viết bên dưới.
Phân biệt bột trát hoàn thiện và vữa sửa chữa bề mặt
Bột trát hoàn thiện và vữa sửa chữa bề mặt là hai vật liệu không thể thiếu trong xây dựng. Mặc dù đều phục vụ mục đích cải thiện bề mặt, nhưng mỗi loại lại có công năng và ứng dụng khác nhau, đòi hỏi sự hiểu biết đúng để sử dụng hiệu quả.
| Bột trát hoàn thiện | Vữa sửa chữa bề mặt |
Thành phần chính | Xi măng, cốt liệu tinh mịn, polymer, các phụ gia | Xi măng Portland, cốt liệu thô, polymer, phụ gia,... |
Độ dày thi công | Mỏng, 1mm đến 3mm | Dày hơn, 5mm đến 50mm |
Ứng dụng | Tạo lớp phủ mịn, thẩm mỹ trên bề mặt nội thất trước khi sơn. | Sửa chữa các vết nứt lớn, gia cố lại kết cấu cho các vị trí chịu lực. |
Những hệ quả khi dùng bột trát hoàn thiện thay vữa sửa chữa
Việc sử dụng sai cách, như thay bột trát cho vữa sửa chữa, có thể dẫn đến những hệ quả khó lường.
- Lớp phủ bong tróc, mất thẩm mỹ: Bột trát chỉ tạo lớp phủ mỏng từ 1-3mm, không đủ khả năng trám kín các vết nứt lớn. Nếu trét quá dày, lớp phủ dễ tách ra, bong tróc, gây mất thẩm mỹ và giảm độ bền bề mặt.
- Bám dính kém, dễ nứt gãy: Bột trát không có độ chảy tràn, không thể len sâu vào các khe nứt hoặc lỗ rỗng. Cố tình thêm nước để tăng độ chảy làm giảm độ bám dính, gây nứt gãy sau khi đông cứng.
- Suy yếu kết cấu, gây hư hỏng nhanh: Bột trát không có khả năng chịu tải trọng hoặc gia cố kết cấu. Sử dụng bột trát ở những vị trí chịu lực như sàn nhà có thể làm cấu trúc suy yếu, gây hư hỏng nhanh hơn.
Lựa chọn giải pháp thi công hiệu quả đối với bề mặt hư hỏng
- Chọn vữa sửa chữa hay bột trát hoàn thiện, cần xác định tình trạng hư hỏng của bề mặt để đưa ra giải pháp thi công phù hợp:
- Đối với bề mặt có vết nứt nhỏ (dưới 2mm): Dùng vữa sửa chữa để lấp đầy nhanh chóng, ngăn thấm nước và duy trì độ bền bề mặt.
- Đối với bề mặt hư hỏng nặng (từ 2mm trở lên hoặc bong tróc): Sử dụng vữa sửa chữa để khôi phục kết cấu, sau đó hoàn thiện bằng bột trát LeafSeal Skimcoat 016 để tạo bề mặt phẳng mịn, sẵn sàng cho lớp hoàn thiện.

Hướng dẫn thi công sửa chữa bề mặt hư hỏng nặng
Bước 1: Vệ sinh bề mặt:
- Loại bỏ bụi, dầu mỡ, rêu mốc và các mảnh vụn bám trên bề mặt.
- Làm ẩm nhẹ bề mặt (không đọng nước).
Bước 2: Xử lý bề mặt hỏng
- Mở rộng nhẹ vết nứt/gãy để loại bỏ các cạnh yếu.
- Dùng bay trét vữa sửa chữa vào vết hở, nén chặt để đảm bảo lấp đầy toàn bộ.
- Làm phẳng sơ bộ và chờ khô.
- Sau khi vữa khô, phủ bột trát hoàn thiện LeafSeal Skimcoat 016 để tạo bề mặt mịn và đồng đều.
Bước 3: Hoàn thiện
- Phủ sơn chống thấm hoặc lớp phủ bảo vệ gốc acrylic để chống lại tia UV và môi trường khắc nghiệt.
- Với sàn mái hoặc khu vực chịu nhiều tác động nước, kết hợp thi công màng chống thấm để tăng cường độ bền.
Hiểu rõ tính chất vật liệu và đưa ra giải pháp phù hợp sẽ xử lý triệt để các vết nứt, đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho công trình. Liên hệ: LeafSeal tại hotline 090 2324 590 để được tư vấn giải pháp chống thấm toàn diện.